Đo chiều cao tòa nhà bằng phong vũ biểu – Sự khác nhau giữa học vẹt và học hiểu

Chưa có bình luận

Một đề thi hết môn vật lý của trường đại học Copenhagen đại loại như sau: “Hãy chỉ ra cách xác định chiều cao của một tòa nhà bằng một cái phong vũ biểu”.

(phong vũ biểu, tiếng anh: barometer, còn gọi là khí áp kế, là thiết bị đo áp suất khí quyển)

Năm đó, một sinh viên bị đánh trượt vì lời giải: “Buộc một sợi dây vào chiếc phong vũ biểu, sau đó thả từ tầng thượng tòa nhà xuống mặt đất. Độ dài của sợi dây cộng với chiều dài của chiếc phong vũ biểu sẽ là chiều cao của tòa nhà.”

Đọc tiếp...

Số 42

Chưa có bình luận

Máy tính có lợi thế hơn con người ở đoạn tính nhanh (và ít sai), nếu tôi tính 1 phép toán bình thường thì cùng thời gian đó cái laptop của tôi có thể tính được khoảng 1 tỉ phép toán.

Đọc tiếp...

Vài câu nói vui nổi tiếng trong ngành IT

Chưa có bình luận

Hôm nay, 12/9/2020 là ngày thứ 256 trong năm, được dân lập trình chọn làm ngày kỉ niệm của ngành.

Bài viết cho ngày này tôi xin trích dẫn vài câu nói vui nổi tiếng của dân trong ngành, biết đâu cũng được thư dãn một vài trống canh.

Đọc tiếp...

Tửu sư

Chưa có bình luận

Phan Hùng là bác sĩ sản ngoại cọc một tại viện C, nổi tiếng trong ngành có tay nghề cao. Vết mổ sản phụ được Phan phẫu thuật chỉ sau ba ngày trông đã đẹp như nét sổ hoành tráng của bậc thầy thư pháp, sau năm ngày trở nên hồng và trong suốt như thứ lụa mỏng mà Tây Thi thường xé , sau một tuần chỉ mảnh như sợi tơ nhện, đàn ông tinh mắt lắm nhìn mới thấy. Mỗi ngày Phan thực hiện chừng hai chục ca, mỗi ca được nhà nước bỗi dưỡng hai ngàn đồng, lại được người nhà sản phụ phong bao thêm khoảng vài trăm ngàn nên cuộc sống so với đa phần thị dân ở Hà thành cũng có phần dư dật. Có điều Phan không thích gì ngoài rượu, tiền làm được phần lớn cũng là dành mua rượu. Vợ Phan thoạt đầu thấy chồng mê mẩn rượu chè tỏ ra khó chịu, nhưng sau lại nghĩ chẳng thà mê rượu còn hơn mê gái nên mới đổi buồn làm vui.
 
Đọc tiếp...

Muốn thành công trong ngành IT: Đừng quan tâm đến bằng đại học

Chưa có bình luận

Tôi không khuyên bạn bỏ học đại học giống như Bill Gates, nhưng với một ngành đặc biệt như công nghệ thông tin, bí quyết thành công không phải là tấm bằng đại học, mà là một điều khác…

Đọc tiếp...

Từ Grab đến các mối họa của nền kinh tế chia xẻ

2 bình luận

(bài đã đăng trên facebook, đưa về đây cho nó chính chủ mà thôi)

Đúng ra phải là “chia sẻ” nhưng trong tình huống này, tôi nghĩ viết “chia xẻ” nó đúng hơn, vì hiện tượng Grab đang chẻ nhỏ xã hội chúng ta và bóp nghẹt các đối thủ cạnh tranh, tôi thích cái chữ X vì nó cho chúng ta cái ẩn dụ về sự xâu xé.

Đọc tiếp...

Điều gì đọng lại sau 25 năm lập trình?

5 bình luận

Ngày thứ 256 của năm –  thường là ngày 13/9, hoặc 12/9 nếu là năm nhuận – được gọi là ngày Lập Trình Viên; đối với tôi, ngày này năm nay đặc biệt hơn một chút, vì nó đánh dấu 1/4 thế kỷ từ khi tôi bắt đầu lập trình trên máy tính.

Vài ki...

Đọc tiếp...

13 thói xấu của người không thành công

Chưa có bình luận

Thói quen xấu thường khó bỏ và việc “sở hữu” một trong số những thói quen này không hẳn là nguyên nhân chính khiến bạn trở thành người thất bại. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, tìm cách hạn chế hay thậm chí là bỏ hẳn thói quen xấu sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cả công việc và cuộc sống.

(bài lược dị...

Đọc tiếp...

Diễn văn nhậm chức của Ronald Reagan, ngày 20/1/1981

2 bình luận

(Bài diễn văn nhậm chức của Ronald Reagan, được đọc ngày 20/1/1981, tại sân khấu ở cửa Tây của đồi Capitol, thủ đô Washington. Bản gốc tiếng Anh có thể tìm thấy ở ĐÂY)

Thưa thượng nghị sỹ Hatfield, ngài chánh án, ngài tổng thống, phó tổng thống Bush, phó tổng thống Mondale, thượng nghị sỹ Baker, người phát ngôn O’Neill, Cha Moomaw và quốc dân đồng bào.

Đọc tiếp...

Yếu thuật toán, nhân lực Việt sẽ thua trong cạnh tranh toàn cầu

1 bình luận

Câu chuyện thành công của New York

Năm 1962, hai tác giả trẻ Lloyd Shapley và David Gale viết trên tạp chí American Mathematical Monthly một bài với tiêu đề lạ lẫm “Tuyển sinh đại học và sự ổn định của hôn nhân”. Bài viết trình bày một thuật toán giản đơn để giải quyết một vấn đề rất phổ biến trong xã hội là sự ghép đôi giữa cung và cầu; như nguyện vọng nhập học của sinh viên và tiêu chí tuyển sinh của các đại học; hoặc sự cân bằng nhu cầu tìm bạn đời của hai giới trên những chuyên mục làm quen.

Đọc tiếp...