Lời dẫn: Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất đối với người Việt, mặc dù đây là phong tục du nhập từ Trung Quốc, nhưng tập tục cũng có rất nhiều thay đổi qua chiều dài lịch sử (thậm chí hiện nay người Trung Quốc gọi tết Dương Lịch là tết nguyên đán, xem ở Wikipedia và Baidu). Tôi chép lại bài viết về ngày tết ở kinh đô Thăng Long thời vua Lê chúa Trịnh, đây là bài viết của linh mục Giuse Đỗ Quang Chính, S.J. (25.11.1929 – 05.02.2002), một trí thức có nhiều công trình về chữ quốc ngữ trong lịch sử, nổi bật nhất là cuốn “Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659” và “Từ điển Việt-Bồ-La của A. de Rhodes” (biên dịch).
Tết Nguyên đán là những ngày vui vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Joseph Tissanier, người Pháp, sống ở Thăng Long từ 1658-1663 đã dự năm cái Tết ở đây, tả rõ rằng, vào dịp này người Việt sửa soạn mọi cái cho long trọng, từ nhà cửa đến đề ăn, áo mặc. Túng cực đến đâu cũng phải kiếm cho đủ tiền bạc tiêu dùng ba ngày Tết. Có những kẻ nghèo khổ, phải đi ăn cắp vặt hoặc dùng võ lực cướp của người khác, hầu được sống dung dung trong những ngày đầu Xuân [1]. Vì vậy trong những đêm gần Tết, nhiều nhà phải thức đêm canh trộm.
Cuối năm, các chợ Tết hết sức...
Đọc tiếp...
Bình luận mới