Donald Trump “nổi dậy” là do giới phân tích quá tin vào máy tính?

Chưa có bình luận

Khi tỉ phú Donald Trump tuyên bố chạy đua vị trí đề cử của đảng Cộng Hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2017, tất cả mọi người đều coi đó là chuyện đùa, thôi thì thêm một người chạy đua cho xôm vậy…

Vào thời điểm đó, có cả chục nhân vật chính trị của đảng Cộng Hòa tham dự cuộc đua, chẳng ai quan tâm đến cơ hội của Trump; lý do rất đơn giản, các mô hình dự báo trên máy tính đều khẳng định: Donald Trump không có “cửa” trở thành nhân vật được đảng đề cử.

Donald Trump

Khi Donald Trump đại thắng ở Indiana, tất cả các đối thủ đều đã tuyên bố bỏ cuộc

Đọc tiếp...

AlphaGo và vũ khí năng suất của người Mỹ

Chưa có bình luận

Nhà kinh tế học người Mỹ, khôi nguyên giải Nobel kinh tế năm 2008, Paul Krugman, từng nói: “Năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài thì gần như là tất cả…”; câu chuyện về năng suất là một cuốn trường thiên tiểu thuyết vẫn còn dang dở từ khi loài người mới ở chế độ bộ lạc, khi mà thu nhập đầu người chỉ khoảng 30 usd/năm, cho đến hiện nay, khoảng 60.000 usd/năm ở nhiều nước phát triển.

Làn sóng trí tuệ nhân tạo liên quan gì đến việc này?

Cỗ máy chơi cờ vây của Google, AlphaGo, vừa có chiến thắng oanh liệt 4-1 trước kỳ thủ cờ vây người Hàn Quốc Lee Sedol; Lee Sedol là kỳ thủ đã từng 18 lần giữ danh hiệu vô địch cờ vây thế giới. Trước đó, AlphaGo đã đè bẹp nhà vô địch cờ vây của châu Âu Fan Hui với tỉ số 5-0. Tuy đây là lần đầu tiên một cỗ máy chơi cờ vây hoàn toàn tự động đã chiến thắng một kỳ thủ ở đẳng cấp vô địch, nhưng suy cho cùng thì chuyện cỗ máy chơi tự động thắng người không phải là hiếm. Hai mươi năm trước, máy tính Deep Blue của IBM đã làm được chuyện tương tự như vậy với việc hạ đo ván Garry Kasparov, nhà vô địch cờ vua của mọi thời đại, với tỉ số 3,5-2,5. Các phần mềm chơi cờ vây vẫn thường xuyên thắng các kỳ thủ nghiệp dư, còn trong các trò chơi trên máy tính, đối thủ máy (bot) thường cũng là những đối thủ khó chịu nhất.

Vậy phải chăng Go...

Đọc tiếp...

Tết Nguyên Đán tại Thăng Long giữa thế kỷ 17

Chưa có bình luận

Lời dẫn: Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất đối với người Việt, mặc dù đây là phong tục du nhập từ Trung Quốc, nhưng tập tục cũng có rất nhiều thay đổi qua chiều dài lịch sử (thậm chí hiện nay người Trung Quốc gọi tết Dương Lịch là tết nguyên đán, xem ở WikipediaBaidu). Tôi chép lại bài viết về ngày tết ở kinh đô Thăng Long thời vua Lê chúa Trịnh, đây là bài viết của linh mục Giuse Đỗ Quang Chính, S.J. (25.11.1929 – 05.02.2002), một trí thức có nhiều công trình về chữ quốc ngữ trong lịch sử, nổi bật nhất là cuốn “Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659” và “Từ điển Việt-Bồ-La của A. de Rhodes” (biên dịch).

Tết Nguyên đán là những ngày vui vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Joseph Tissanier, người Pháp, sống ở Thăng Long từ 1658-1663 đã dự năm cái Tết ở đây, tả rõ rằng, vào dịp này người Việt sửa soạn mọi cái cho long trọng, từ nhà cửa đến đề ăn, áo mặc. Túng cực đến đâu cũng phải kiếm cho đủ tiền bạc tiêu dùng ba ngày Tết. Có những kẻ nghèo khổ, phải đi ăn cắp vặt hoặc dùng võ lực cướp của người khác, hầu được sống dung dung trong những ngày đầu Xuân [1]. Vì vậy trong những đêm gần Tết, nhiều nhà phải thức đêm canh trộm.

Cuối năm, các chợ Tết hết sức...

Đọc tiếp...

Lập trình viên Việt Nam có nên học COBOL?

Chưa có bình luận

(bài viết đã đăng ở Facebook, đem về đây cho nó chính chủ)

COBOL, một ngôn ngữ lập trình cổ, ra đời từ năm 1959, được dùng chủ yếu trong môi trường doanh nghiệp hơn là khoa học (COBOL là viết tắt của Common Business Oriented Language, nghe cái tên là hiểu rồi). Dù là ngôn ngữ rất cổ, COBOL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành các doanh nghiệp. Vài con số để minh họa (số liệu của năm 2014, tại Mỹ):

Đọc tiếp...

[vui] Những câu trả lời bá đạo

Chưa có bình luận

1. “Bố mẹ đều không cao, nên tôi lùn lắm, sợ không tìm được bạn gái, phải làm thế nào đây?”
“Yêu sớm, nhân lúc những thằng khác còn chưa kịp lớn.”

2. “Sau này con lớn con có tiền rồi sẽ mua máy bay chở bố đi làm mỗi ngày bố nhé!”
“Mày có tiền mua máy bay rồi mà vẫn bắt bố đi làm mỗi ngày hả con? Uổng công bố cưng chiều mày nhất nhà.”

Đọc tiếp...

Tin tức hài hước (tập 1)

Chưa có bình luận

(những tin tức này chỉ chứa 50% sự thật, đề nghị bạn đọc đừng cố suy diễn nó ám chỉ điều gì)

  1. Trong một cuộc thi marathon tại Anh, người chạy nhanh nhất đoàn đã dẫn hơn 5000 đối thủ khác chạy nhầm đường, kết quả là anh chàng chạy chậm nhất đoàn đã trở thành người duy nhất về đích và nghiễm nhiên giành giải nhất.
  2. Ở một xứ nọ, một thanh niên nhảy sông tự tử, kết quả là sau hơn 1 giờ không chìm nổi do sông quá nhiều rác anh chàng đành bò lên bờ.
  3. Chuyên gia khuyên rằng, buổi sáng ngủ dậy, khi bụng rỗng thì không nên ăn sáng.
  4. Một cặp tình nhân đi xem “Hồi ức thanh xuân”. Lúc ra khỏi rạp cô gái khóc nức nở bảo chàng trai: “Em nhận ra mình vẫn chưa quên được người yêu cũ, mình chia tay đi”.
  5. Sau nhiều năm nghiên cứu, một giáo sư sinh vật đã tạo giống thành công loài muỗi sống được trong thời tiết giá lạnh, mùa đông cũng có thể lao ra đốt người, bổ sung trọn vẹn bộ sưu tập loài muỗi nước ta. Hiện, vị giáo sư đang bị cảnh sát giam giữ với tội danh chống lại loài người.
  6. Ba thanh niên cùng nhau góp vốn 60 triệu, đã sản xuất thành công 50 triệu tiền giả và bị cảnh sát tóm gọn.
Đọc tiếp...

Ngôn ngữ lập trình nào “hot” nhất 2015?

Chưa có bình luận

Tranh cãi về chuyện ngôn ngữ lập trình nào hay nhất, mạnh nhất, chuyên nghiệp nhất,… là chủ đề ưa thích của giới lập trình viên. Vấn đề là chả có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đo xem thế nào là “hay”, thế nào là “mạnh”; vậy nên câu chuyện vẫn tiếp diễn dài dài từ năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác; chẳng hạn như cái thảo luận NÀY trên quora lôi kéo cả những tay cự phách, đem lý thuyết đông tây kim cổ ra làm lý lẽ.

Ở đây txnam.net chỉ đưa là một vài nguồn dữ liệu quan trọng để nhìn thấy xu hướng “nóng” của các ngôn ngữ. Nhận định chỉ có tính chủ quan, bạn đọc có thể đồng ý hoặc không.

GitHut

GitHut xếp hạng các ngôn ngữ lập t...

Đọc tiếp...

Chút lan man về ngày Độc Lập

Chưa có bình luận

Kỉ niệm 70 năm ngày Độc Lập, viết vài chữ lan man cho ngày này; dù muốn hay không, phải thừa nhận ngày này cũng là ngày quan trọng trong lịch sử dân tộc.

– Nhiều sách vở nói cụ Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào sáng 2/9/1945, thực sự thì buổi lễ diễn ra vào buổi chiều.

– Hồi ký của Bảo Đại, khi đó làm cố vấn tối cao cho chính phủ, tiết lộ việc chọn 2/9 làm Quốc Khánh nhằm lấy lòng lực lượng công giáo, khi đó khoảng 2 triệu tín đồ (trên dân số chừng 20 triệu) vì ngày 2/9 cũng là ngày lễ Thánh tử đạo Annam (bác nào có thông tin xin cho biết rõ hơn). Tất nhiên đó cũng chỉ là 1 lý do thôi.

– Cũng trong...

Đọc tiếp...

Những ghi chú vui vẻ của dân code

1 bình luận

Lời dẫn: comment, hay là lời ghi chú, là thành phần không thể thiếu trong viết mã, câu tóm tắt “Code Tells You How, Comments Tell You Why” nói lên tất cả. Nếu không ghi chú, lúc xem lại mã cũ đúng là ác mộng. Robert C. Martin trong cuốn clean code còn dành hẳn một chương nói về chuyện comment.

Nhưng không ...

Đọc tiếp...

Giải quyết việc tự động tạo Fragment Layout trong các phiên bản ADT mới

4 bình luận

Giao diện mới bắt phải tạo Fragment Layout

Lời dẫn: Sau khi nâng cấp ADT phiên bản 22.6.x, một điều khó chịu xảy ra đối với nhiều lập trình viên, đó là Google có xu hướng cưỡng ép chúng ta phải làm việc với Fragment Layout và hệ thống điều hướng đặc trưng của Android như ViewPager. Chưa hết, ADT phiên bản mới còn làm project trở nên lộn xộn hơn một chút bằng cách tự động thêm thư viện appcompat_v7 vào project trong trường hợp bạn muốn build ứng dụng cho các API thấp, tất nhiên điều này là hợp lý vì những API thấp không làm việc tốt với Fragment Layout và ViewPager. Trong bài viết này, txnam.net sẽ gợi ý những cách bạn xử lý những điều khó chịu này.

Đọc tiếp...