Các bài thuộc chủ đề: Ghi Chép
Tôi không khuyên bạn bỏ học đại học giống như Bill Gates, nhưng với một ngành đặc biệt như công nghệ thông tin, bí quyết thành công không phải là tấm bằng đại học, mà là một điều khác…
Đọc tiếp...(bài đã đăng trên facebook, đưa về đây cho nó chính chủ mà thôi)
Đúng ra phải là “chia sẻ” nhưng trong tình huống này, tôi nghĩ viết “chia xẻ” nó đúng hơn, vì hiện tượng Grab đang chẻ nhỏ xã hội chúng ta và bóp nghẹt các đối thủ cạnh tranh, tôi thích cái chữ X vì nó cho chúng ta cái ẩn dụ về sự xâu xé.
Đọc tiếp...Ngày thứ 256 của năm – thường là ngày 13/9, hoặc 12/9 nếu là năm nhuận – được gọi là ngày Lập Trình Viên; đối với tôi, ngày này năm nay đặc biệt hơn một chút, vì nó đánh dấu 1/4 thế kỷ từ khi tôi bắt đầu lập trình trên máy tính.
Vài ki...
Đọc tiếp...Câu chuyện thành công của New York
Năm 1962, hai tác giả trẻ Lloyd Shapley và David Gale viết trên tạp chí American Mathematical Monthly một bài với tiêu đề lạ lẫm “Tuyển sinh đại học và sự ổn định của hôn nhân”. Bài viết trình bày một thuật toán giản đơn để giải quyết một vấn đề rất phổ biến trong xã hội là sự ghép đôi giữa cung và cầu; như nguyện vọng nhập học của sinh viên và tiêu chí tuyển sinh của các đại học; hoặc sự cân bằng nhu cầu tìm bạn đời của hai giới trên những chuyên mục làm quen.
Đọc tiếp...Khi tỉ phú Donald Trump tuyên bố chạy đua vị trí đề cử của đảng Cộng Hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2017, tất cả mọi người đều coi đó là chuyện đùa, thôi thì thêm một người chạy đua cho xôm vậy…
Vào thời điểm đó, có cả chục nhân vật chính trị của đảng Cộng Hòa tham dự cuộc đua, chẳng ai quan tâm đến cơ hội của Trump; lý do rất đơn giản, các mô hình dự báo trên máy tính đều khẳng định: Donald Trump không có “cửa” trở thành nhân vật được đảng đề cử.
Khi Donald Trump đại thắng ở Indiana, tất cả các đối thủ đều đã tuyên bố bỏ cuộc
Đọc tiếp...Nhà kinh tế học người Mỹ, khôi nguyên giải Nobel kinh tế năm 2008, Paul Krugman, từng nói: “Năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài thì gần như là tất cả…”; câu chuyện về năng suất là một cuốn trường thiên tiểu thuyết vẫn còn dang dở từ khi loài người mới ở chế độ bộ lạc, khi mà thu nhập đầu người chỉ khoảng 30 usd/năm, cho đến hiện nay, khoảng 60.000 usd/năm ở nhiều nước phát triển.
Làn sóng trí tuệ nhân tạo liên quan gì đến việc này?
Cỗ máy chơi cờ vây của Google, AlphaGo, vừa có chiến thắng oanh liệt 4-1 trước kỳ thủ cờ vây người Hàn Quốc Lee Sedol; Lee Sedol là kỳ thủ đã từng 18 lần giữ danh hiệu vô địch cờ vây thế giới. Trước đó, AlphaGo đã đè bẹp nhà vô địch cờ vây của châu Âu Fan Hui với tỉ số 5-0. Tuy đây là lần đầu tiên một cỗ máy chơi cờ vây hoàn toàn tự động đã chiến thắng một kỳ thủ ở đẳng cấp vô địch, nhưng suy cho cùng thì chuyện cỗ máy chơi tự động thắng người không phải là hiếm. Hai mươi năm trước, máy tính Deep Blue của IBM đã làm được chuyện tương tự như vậy với việc hạ đo ván Garry Kasparov, nhà vô địch cờ vua của mọi thời đại, với tỉ số 3,5-2,5. Các phần mềm chơi cờ vây vẫn thường xuyên thắng các kỳ thủ nghiệp dư, còn trong các trò chơi trên máy tính, đối thủ máy (bot) thường cũng là những đối thủ khó chịu nhất.
Vậy phải chăng Go...
Đọc tiếp...Lời dẫn: Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất đối với người Việt, mặc dù đây là phong tục du nhập từ Trung Quốc, nhưng tập tục cũng có rất nhiều thay đổi qua chiều dài lịch sử (thậm chí hiện nay người Trung Quốc gọi tết Dương Lịch là tết nguyên đán, xem ở Wikipedia và Baidu). Tôi chép lại bài viết về ngày tết ở kinh đô Thăng Long thời vua Lê chúa Trịnh, đây là bài viết của linh mục Giuse Đỗ Quang Chính, S.J. (25.11.1929 – 05.02.2002), một trí thức có nhiều công trình về chữ quốc ngữ trong lịch sử, nổi bật nhất là cuốn “Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659” và “Từ điển Việt-Bồ-La của A. de Rhodes” (biên dịch).
Tết Nguyên đán là những ngày vui vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Joseph Tissanier, người Pháp, sống ở Thăng Long từ 1658-1663 đã dự năm cái Tết ở đây, tả rõ rằng, vào dịp này người Việt sửa soạn mọi cái cho long trọng, từ nhà cửa đến đề ăn, áo mặc. Túng cực đến đâu cũng phải kiếm cho đủ tiền bạc tiêu dùng ba ngày Tết. Có những kẻ nghèo khổ, phải đi ăn cắp vặt hoặc dùng võ lực cướp của người khác, hầu được sống dung dung trong những ngày đầu Xuân [1]. Vì vậy trong những đêm gần Tết, nhiều nhà phải thức đêm canh trộm.
Cuối năm, các chợ Tết hết sức...
Đọc tiếp...(bài viết đã đăng ở Facebook, đem về đây cho nó chính chủ)
COBOL, một ngôn ngữ lập trình cổ, ra đời từ năm 1959, được dùng chủ yếu trong môi trường doanh nghiệp hơn là khoa học (COBOL là viết tắt của Common Business Oriented Language, nghe cái tên là hiểu rồi). Dù là ngôn ngữ rất cổ, COBOL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành các doanh nghiệp. Vài con số để minh họa (số liệu của năm 2014, tại Mỹ):
Đọc tiếp...1. “Bố mẹ đều không cao, nên tôi lùn lắm, sợ không tìm được bạn gái, phải làm thế nào đây?”
“Yêu sớm, nhân lúc những thằng khác còn chưa kịp lớn.”
2. “Sau này con lớn con có tiền rồi sẽ mua máy bay chở bố đi làm mỗi ngày bố nhé!”
“Mày có tiền mua máy bay rồi mà vẫn bắt bố đi làm mỗi ngày hả con? Uổng công bố cưng chiều mày nhất nhà.”
Bình luận mới