Lịch sử
Trò chơi “cờ Dam” (thường bị nhầm lẫn với Checkers – một trò chơi có cấu trúc bàn cờ tương tự nhưng khó hơn nhiều) là trò chơi dân gian ở Trung và Tây Âu thế kỉ 15-18. Sau khi giới Toán học tìm ra được phương pháp chiến thắng tất định, trò chơi dần dần bị lãng quên do thiếu yếu tố ngẫu nhiên gây đột biến trong khi chơi.
Cờ Dam thích hợp với trẻ em do tính đơn giản dễ chơi và có thể sử dụng chung bàn cờ và các quân của trò chơi cờ Vua.
Luật chơi
- Bàn cờ tiêu chuẩn kích thước 8×8 (có thể mở rộng thành kích thước MxN)
- Trên một hàng, luôn luôn một quân trắng và một quân đen, mỗi ô chứa không quá 1 quân cờ, quân cờ phải đứng trong một ô nào đó
- Quân cờ chỉ được di chuyển trên cùng hàng, tới một ô bất kì nhưng không trùng với ô hiện tại và không được nhảy qua đầu quân đối phương
- Có 2 người chơi, đi theo lượt, mỗi lượt phải đi một quân, ai đến lượt mình mà không đi được (hết nước đi) là thua
- Người chơi thứ nhất chỉ di chuyển quân trắng, người chơi thứ hai chỉ di chuyển quân đen
- Khi bắt đầu trò chơi, vị trí của các quân sẽ được tạo ngẫu nhiên, miễn thỏa mãn luật “trên một hàng có một quân trắng và một quân đen”
Hình bên là một minh họa về trạng thái bắt đầu một ván cờ Dam.
Cờ Đam được xếp vào loại trò chơi Nim đơn giản, sinh viên có thể dễ dàng xây dựng một phần mềm mô phỏng trò chơi này trên máy tính.
Bình luận mới