Các bài lưu

Loài người học được gì sau thí nghiệm “thiên đường chuột”

Chưa có bình luận

Nhà nghiên cứu hành vi John Calhoun vào những năm 1960 đã thiết lập một thí nghiệm ấn tượng tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ; Calhoun đưa ra sự tương đồng giữa xã hội loài chuột và xã hội loài người, và dựa trên sự tương đồng này, ông đã cố gắng dự đoán tương lai cho toàn nhân loại. Để làm được điều này, nhà khoa học đã tạo ra cái gọi là “thiên đường” cho loài chuột bạch…

“Một thí nghiệ...

Đọc tiếp...

Kiến trúc đẹp (phần 1)

Chưa có bình luận

Những kiệt tác kiến trúc được tham khảo từ trang KORZIK, trong đó có cả Cầu Vàng ở Đà Nẵng của Việt Nam.

Đọc tiếp...

Tửu sư

Chưa có bình luận

Phan Hùng là bác sĩ sản ngoại cọc một tại viện C, nổi tiếng trong ngành có tay nghề cao. Vết mổ sản phụ được Phan phẫu thuật chỉ sau ba ngày trông đã đẹp như nét sổ hoành tráng của bậc thầy thư pháp, sau năm ngày trở nên hồng và trong suốt như thứ lụa mỏng mà Tây Thi thường xé , sau một tuần chỉ mảnh như sợi tơ nhện, đàn ông tinh mắt lắm nhìn mới thấy. Mỗi ngày Phan thực hiện chừng hai chục ca, mỗi ca được nhà nước bỗi dưỡng hai ngàn đồng, lại được người nhà sản phụ phong bao thêm khoảng vài trăm ngàn nên cuộc sống so với đa phần thị dân ở Hà thành cũng có phần dư dật. Có điều Phan không thích gì ngoài rượu, tiền làm được phần lớn cũng là dành mua rượu. Vợ Phan thoạt đầu thấy chồng mê mẩn rượu chè tỏ ra khó chịu, nhưng sau lại nghĩ chẳng thà mê rượu còn hơn mê gái nên mới đổi buồn làm vui.
 
Đọc tiếp...

Muốn thành công trong ngành IT: Đừng quan tâm đến bằng đại học

Chưa có bình luận

Tôi không khuyên bạn bỏ học đại học giống như Bill Gates, nhưng với một ngành đặc biệt như công nghệ thông tin, bí quyết thành công không phải là tấm bằng đại học, mà là một điều khác…

Đọc tiếp...

Yếu thuật toán, nhân lực Việt sẽ thua trong cạnh tranh toàn cầu

1 bình luận

Câu chuyện thành công của New York

Năm 1962, hai tác giả trẻ Lloyd Shapley và David Gale viết trên tạp chí American Mathematical Monthly một bài với tiêu đề lạ lẫm “Tuyển sinh đại học và sự ổn định của hôn nhân”. Bài viết trình bày một thuật toán giản đơn để giải quyết một vấn đề rất phổ biến trong xã hội là sự ghép đôi giữa cung và cầu; như nguyện vọng nhập học của sinh viên và tiêu chí tuyển sinh của các đại học; hoặc sự cân bằng nhu cầu tìm bạn đời của hai giới trên những chuyên mục làm quen.

Đọc tiếp...

AlphaGo và vũ khí năng suất của người Mỹ

Chưa có bình luận

Nhà kinh tế học người Mỹ, khôi nguyên giải Nobel kinh tế năm 2008, Paul Krugman, từng nói: “Năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài thì gần như là tất cả…”; câu chuyện về năng suất là một cuốn trường thiên tiểu thuyết vẫn còn dang dở từ khi loài người mới ở chế độ bộ lạc, khi mà thu nhập đầu người chỉ khoảng 30 usd/năm, cho đến hiện nay, khoảng 60.000 usd/năm ở nhiều nước phát triển.

Làn sóng trí tuệ nhân tạo liên quan gì đến việc này?

Cỗ máy chơi cờ vây của Google, AlphaGo, vừa có chiến thắng oanh liệt 4-1 trước kỳ thủ cờ vây người Hàn Quốc Lee Sedol; Lee Sedol là kỳ thủ đã từng 18 lần giữ danh hiệu vô địch cờ vây thế giới. Trước đó, AlphaGo đã đè bẹp nhà vô địch cờ vây của châu Âu Fan Hui với tỉ số 5-0. Tuy đây là lần đầu tiên một cỗ máy chơi cờ vây hoàn toàn tự động đã chiến thắng một kỳ thủ ở đẳng cấp vô địch, nhưng suy cho cùng thì chuyện cỗ máy chơi tự động thắng người không phải là hiếm. Hai mươi năm trước, máy tính Deep Blue của IBM đã làm được chuyện tương tự như vậy với việc hạ đo ván Garry Kasparov, nhà vô địch cờ vua của mọi thời đại, với tỉ số 3,5-2,5. Các phần mềm chơi cờ vây vẫn thường xuyên thắng các kỳ thủ nghiệp dư, còn trong các trò chơi trên máy tính, đối thủ máy (bot) thường cũng là những đối thủ khó chịu nhất.

Vậy phải chăng Go...

Đọc tiếp...