Các bài thuộc chủ đề: Ghi Chép

Ngôn ngữ lập trình nào “hot” nhất 2015?

Chưa có bình luận

Tranh cãi về chuyện ngôn ngữ lập trình nào hay nhất, mạnh nhất, chuyên nghiệp nhất,… là chủ đề ưa thích của giới lập trình viên. Vấn đề là chả có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đo xem thế nào là “hay”, thế nào là “mạnh”; vậy nên câu chuyện vẫn tiếp diễn dài dài từ năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác; chẳng hạn như cái thảo luận NÀY trên quora lôi kéo cả những tay cự phách, đem lý thuyết đông tây kim cổ ra làm lý lẽ.

Ở đây txnam.net chỉ đưa là một vài nguồn dữ liệu quan trọng để nhìn thấy xu hướng “nóng” của các ngôn ngữ. Nhận định chỉ có tính chủ quan, bạn đọc có thể đồng ý hoặc không.

GitHut

GitHut xếp hạng các ngôn ngữ lập t...

Đọc tiếp...

Chút lan man về ngày Độc Lập

Chưa có bình luận

Kỉ niệm 70 năm ngày Độc Lập, viết vài chữ lan man cho ngày này; dù muốn hay không, phải thừa nhận ngày này cũng là ngày quan trọng trong lịch sử dân tộc.

– Nhiều sách vở nói cụ Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào sáng 2/9/1945, thực sự thì buổi lễ diễn ra vào buổi chiều.

– Hồi ký của Bảo Đại, khi đó làm cố vấn tối cao cho chính phủ, tiết lộ việc chọn 2/9 làm Quốc Khánh nhằm lấy lòng lực lượng công giáo, khi đó khoảng 2 triệu tín đồ (trên dân số chừng 20 triệu) vì ngày 2/9 cũng là ngày lễ Thánh tử đạo Annam (bác nào có thông tin xin cho biết rõ hơn). Tất nhiên đó cũng chỉ là 1 lý do thôi.

– Cũng trong...

Đọc tiếp...

Những ghi chú vui vẻ của dân code

1 bình luận

Lời dẫn: comment, hay là lời ghi chú, là thành phần không thể thiếu trong viết mã, câu tóm tắt “Code Tells You How, Comments Tell You Why” nói lên tất cả. Nếu không ghi chú, lúc xem lại mã cũ đúng là ác mộng. Robert C. Martin trong cuốn clean code còn dành hẳn một chương nói về chuyện comment.

Nhưng không ...

Đọc tiếp...

Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện

Chưa có bình luận

Lời dẫn: một trong những bài viết hay và đầy đủ bằng tiếng Việt về các bẫy ngụy biện khi tranh luận, không nhớ nguồn mình lấy từ đâu vì khá lâu rồi, đưa lên đây để bạn đọc thưởng thức và chiêm nghiệm.

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận.

Đọc tiếp...

nghĩ về Sự Lười Biếng

Chưa có bình luận

Điểm tốt của người lười biếng là luôn tìm được lời giải ngắn hơn bình thường!!!

Đọc tiếp...

Tiền vs Hạnh Phúc

Chưa có bình luận

Tiền không mua được hạnh phúc… vấn đề không phải vì không đủ tiền, mà vấn đề là vì không ai bán!!!

Đọc tiếp...

nghĩ về Năm Mới

Chưa có bình luận

Nếu bạn chờ đợi năm mới chỉ để bắt đầu những thói quen cũ, thì có nghĩa là bạn đã già!!!

Đọc tiếp...

nghĩ về Sự Sợ Hãi!!!

Chưa có bình luận

Rất nhiều người thích thú khi thấy người khác sợ họ, thậm chí còn kể lại rất tự hào – Họ không biết rằng để người khác sợ mình là một thất bại lớn trong quan hệ người-người !!!

Đọc tiếp...

Hãy Khích Lệ, Đừng Chỉ Bảo!!!

Chưa có bình luận

(bài gốc đăng ở Facebook, mang về site cho nó chính chủ)

Khi tôi nói chuyện với một cậu bạn học, ở bậc tiểu học và trung học môn nào khó dạy nhất? Có một môn học, mà mỗi khi giáo viên bước lên bục giảng, cảm thấy khủng hoảng và áp lực, thậm chí họ không hề muốn cất lời đọc nội dung từ trong sách. Môn học đó là là gì? Cấp 1, 2 thì làm gì có môn học nào kiến thức cao siêu tới mức độ như vậy? Câu trả lời thật bất ngờ, đó là môn Ngoại Ngữ,đúng như vậy, nhiều giáo viên ở Hà Nội thừa nhận họ thấy áp lực khi phát âm tiếng Anh, chỉ vì sau khi họ đọc xong thì học sinh ở dưới cười tủm tỉm, lý do vì giáo viên nói “ngọng”. Chuyện đó là tất nhiên, nhiều đứa trẻ được cha mẹ cho học tiếng Anh tại những lớp 100% giảng viên nước ngoài, chẳng cần biết họ có phải giảng viên xịn hay không, nhưng chắc chắn họ nói tốt hơn tất cả giáo viên người Việt, thế là đủ.

Đọc tiếp...

Sống và Yêu

Chưa có bình luận

Sống như thể ngày mai ta chết – Yêu như thể tàn đêm chấm hết

Đọc tiếp...